Khi nào cần giác hơi?
Giác hơi là phương pháp không dùng thuốc nhưng mang lại hiệu quả tức thời.
Bỗng dưng sáng ngủ dậy cảm giác người uể oải, tay ê ê người lạnh lạnh.
Cảm thấy nhức mỏi, cơ thể nặng nhọc.
Khi đó nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thuốc giảm đau hoặc là bổ sung viên sủi vitamin C. Khoan khoan dùng những cách này mà thay vào đó là giác hơi.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp giác hơi:
Phương pháp hút bằng hơi:
Phương pháp này không đủ lực hút và không làm giản nở lỗ chân lông để đẩy hết độc tố ra khỏi cơ thể.
Nhược điểm:
Ống hơi bằng mủ rất khó vệ sinh, mỗi lần sử dụng phải thay cốc mới. Hút bằng hơi lực hút chỉ tiếp xúc trên bề mặt da mà không hút được những độc tố ra khỏi cơ thể và dùng hơi nhiều sẽ làm vỡ mao mạch máu.
Phương pháp bằng ống tre:
Nhược điểm:
Ống tre không kiểm soát được độ nóng của ống tre. Đối với người da dày thì không sao, nhưng với người da mỏng thì sẽ bị bỏng. Ngoài ra độ vệ sinh không được tốt (vì sử dụng nhiều lần ống tre sẽ bị ẩm mốc và khi thực hiện thao tác, lỗ chân
lông giản nở những vi khuẩn từ ống tre ẩm mốc sẽ đi vào da, tăng sinh bệnh)
Phương pháp giác hơi với lửa:
Bằng việc dùng những hủ thuỷ tinh kết hợp với cồn 900 và 1 cây bông gió
+ 1 cái hột quẹt để bật lửa. Phương pháp này hiệu quả nhất.
Tại vì sao?
Tại vì cốc giác hơi là cốc thuỷ tinh, dễ nhìn xuyên thấu, dễ cảm nhận được sức nóng của lửa, dễ rửa và rất hợp vệ sinh, cốc thuỷ tinh kết hợp với cồn sẽ có tính xác khuẩn cao.
Giác hơi với lửa thì dễ thấy được lực hút và dễ quan sát được độ nở của lỗ chân lông giúp độc tố được đào thải ra khỏi cơ thể.
Cách giác hơi bằng phương pháp cồn và lửa.
B1: Kiểm tra miệng cốc xem có bị sứt mẻ hay không
B2: Khi đưa lên người của khách cần kiểm tra thêm 1 lần nữa
Để đảm bảo độ an toàn cho khách cần để 1 khăn khô quấn tóc trùm từ ót lên đỉnh đầu và 1 khăn ướt phủ lên khăn khô.
Tuy nhiên, khi giác hơi với lửa đòi hỏi người giác hơi phải thật kĩ lưỡng, chuyên nghiệp và có kinh nghiệm.
Những biểu hiện sau khi giác hơi:
Ngày đầu, cơ thể nhẹ nhàng, dễ chịu, đã đã, rất thư giãn
2 -3 ngày đầu cảm giác ê ê ẩm ẩm, những vùng giác hơi sẽ để lại những vết đỏ, đây là dấu hiệu tốt
4-10 ngày sau, những vết đỏ này sẽ mất đi và da trở về trạng thái như ban đầu.
Nhược điểm
-Dễ gây bỏng
-Dễ gây hoả hoạn nếu kỉ thuật viên không chuyên nghiệp.
Giác hơi có để lại biến chứng gì không?
– Ống thuỷ tinh khi có lửa quá nóng sẽ để lại phồng rộp, nặng sẽ gây bỏng cho khách hàng.
Những đối tượng nào không được giác hơi
– Người có các bất thường về da: da bị trầy xước, da bị viêm, da bị ghẻ lỡ, các vết thương hở,..
– Người bị tiểu đường
– Người dễ bị suy giảm tiểu cầu, bệnh máu trắng, xuất huyết dưới da.
– Người mắc bệnh tâm thần (tuyệt đối không nên do họ không kiểm soát được hành vi, khi thực hiện thao tác).
– Người đang ăn quá no, quá đói hoặc say rượu.
– Phụ nữ có thai, cho con bú.
– Những người đang bị sốt cao.
– Phù toàn thân.
– Người từ 18 tuổi trở lên mới được giác hơi
– Những người bị ung thư di căn.
Vị trí trên cơ thể nên và không nên giác
– Chỉ nên giác hơi ở những vị trí có cơ bắp đầy đặn và lớp mỡ dưới da vừa phải.
– Không giác hơi ở vùng da quá non.
Chú ý về môi trường và dụng cụ
– Cần tiến hành trong phòng có nhiệt độ vừa phải
– Những vùng không giác hơi phải đắp chăn giữ ấm.
– Trước khi sử dụng kiểm tra ống giác có bị sứt mẻ, nứt vỡ và khử trùng sạch sẽ.
– Chú ý đựng chất đốt riêng trong vật chứa dễ phân biệt
– Thấm cây mồi lửa qua cồn rồi gõ gõ 4 -5 lần trên dụng cụ đựng cồn nhằm tránh cồn còn sót lại trên miệng cây đốt.
– Trong khi giác hơi, cần hỏi cảm giác của người bệnh.
Khách sẽ cảm thấy chỗ giác hơi ấm áp dễ chịu và buồn ngủ, đó là hiện tượng bình thường. Trong Đông y gọi là đắc khí.
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng: choáng váng, buồn nôn, hoa mắt, đau đầu, ớn lạnh, vã mồ hôi nhiều… cần báo cho kỹ thuật viên ngừng ngay để được xử trí kịp thời.
– Khi gỡ ống giác hơi dùng cả bàn tay căng da ra -> lấy cốc ra (nhằm tránh đau cho KH)
Khi lấy cốc ra, trên da của khách sẽ để lại những chất “nhớt nhớt”, “nhờn nhờn” đó là độc tố của KH. Người kĩ thuật viên không nên dùng tay đụng vào những vết đó sẽ bị lây bệnh mà phải lấy khăn giấy mịn ịn nhẹ để lau hết những chất nhầy đó.
– Sau cùng nên rải 1 lớp phấn lên vùng da để nó lấy đi những chất dơ còn đọng lại, rồi dùng khăn ấm lau sạch 1 lần nữa. Điều này giúp giảm đau cho KH.
Những lưu ý khi giác hơi
Chỉ giác hơi khi cơ thể có những triệu chúng như trên, 1tháng không nên giác hơi quá 2 lần. Nếu giác nhiều quá sẽ gây ra hiện tượng vỡ động mạch máu làm viêm lỗ chân lông
Sau khi giác hơi xong, không được tắm liền, chỉ được lấy khăn ấm lau cơ thể (vì khi lỗ chân lông giản nở, khi tắm liền sẽ bị nhiễm nước, dễ bệnh)